Hướng dẫn kinh doanh mô hình Glamping & cắm trại từ A-Z

Tư vấn
Hướng dẫn kinh doanh mô hình Glamping & cắm trại từ A-Z

Hướng dẫn kinh doanh mô hình Glamping & cắm trại từ A-Z

Trước khi làm mô hình Glamping bạn cần biết rõ bản chất của mô hình và những lợi ích, tiềm năng xem có phù hợp với nguồn lực tài chính và khả năng của bản thân không.

Glamping là gì và lợi ích khi kinh doanh Glamping?

Trước khi làm mô hình Glamping bạn cần biết rõ bản chất của mô hình và những lợi ích, tiềm năng xem có phù hợp với nguồn lực tài chính và khả năng của bản thân không.

Glamping là gì?

Đây là hình thức cắm trại camping với lều nhưng cao cấp hơn với lều đẹp rộng hơn, thậm chí tiện nghi đầy đủ không kém gì khách sạn. Lều glamping thông thường có diện tích từ 16m2 trở lên đủ để chứa cả giường và 1 số kệ tủ cơ bản, lều lớn có thể lên tới 50m2.

Sự khác biệt giữa Glamping và cắm trại camping

  • Glamping lều cao cấp hơn, rộng và chiều cao của lều cao hơn lều cắm trại camping thường.
  • Glamping thường có khuôn viên trang trí đẹp, nhiều chỗ sống ảo hơn.
  • Tiện nghi Glamping thường cũng yêu cầu nhiều hơn camping, ví dụ có toilet, phòng tắm có thể riêng hoặc chung, giường nệm giống như phòng khách sạn.

Lợi ích khi kinh doanh Glamping

  • Vốn bỏ ra thường thấp hơn, chủ yếu chi phí đầu tư nằm ở phần cải tạo đất và khu vực xung quanh thật đẹp.
  • Có thể tái sử dụng mang đi toàn bộ, dễ dàng di chuyển đến địa điểm mới.
  • Mô hình được rất nhiều bạn trẻ và những người yêu thiên nhiên lựa chọn.
  • Có thể dựng hầu hết ở bất kỳ địa hình nào từ núi đến biển.
  • Dễ dàng thiết lập, không cần xây dựng nhiều, giữ được toàn bộ cảnh đẹp thiên nhiên.
  • Giá bán phòng có thể ngang hoặc cao hơn nhiều so với dạng phòng khách sạn xây dựng kiên cố. Ví dụ bạn có thể bán từ 1,5-2 triệu cho bubble tent, dome, safari tent và 1triệu cho bell tent.
  • Dễ marketing, truyền miệng, nổi tiếng và luôn luôn đông khách.

Glamping có thể làm trên bất kỳ địa hình nào

BƯỚC 1: Nghiên cứu thị trường trước khi làm

Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định bạn có nên đầu tư hay không và quyết định sự thành bại của dự án kinh doanh. Do đó, bạn không nên bỏ qua bước này, đừng bị cảm xúc chi phối thích thì muốn làm ngay.

Nghiên cứu vị trí

Thứ 1: View đẹp. Với mô hình Glamping thì điều quan trọng số 1 chính là vị trí làm, khách chọn ở Glamping vì muốn được gần gũi thiên nhiên và ngắm view đẹp. Do đó, bạn phải chọn chỗ làm có cảnh thiên nhiên xung quanh thật đẹp.

Thứ 2: Vị trí có quá xa trung tâm? Cách bao xa, có phương tiện công cộng đi đến? Có nằm ở thành phố nhiều khách du lịch? Ví dụ bạn làm Glamping ở Đà Lạt mà cách trung tâm 30p-1 tiếng thì cũng dễ có khách nhưng bạn làm ở Pleiku nơi lượng khách du lịch thấp thì dù gần trung tâm nhưng cũng khó thành công.

Kiểm tra tình trạng đất

Khi dựng lều glamping thông thường bạn phải có 1 lớp sàn bằng gỗ. Với đất cứng không lún thì chi phí làm sàn vô cùng rẻ. Nhưng đối với đất mềm, đất canh tác nông nghiệp thì khả năng lún rất lớn, bạn sẽ phải tốn chi phí tạo móng nhiều hơn.

Đối thủ cạnh tranh

Đây là một mô hình rất mới ở Việt Nam nên hầu như khả năng bạn có đối thủ làm tương tự rất ít. Tuy nhiên cũng cần phải kiểm tra giá đối thủ có homestay, cơ sở lưu trú xung quanh khu vực của bạn.

Nếu bạn làm ở khu không có homestay nào xung quanh thì rất thuận lợi. Làm Glamping nên chọn vị trí như vậy để có thể bán phòng với giá cao và nhiều dịch vụ cộng thêm khác.

Cơ sở vật chất xung quanh

Nếu bạn làm Glamping ở trong rừng hoặc 1 bãi vắng không có điện nước, nhà dân xung quanh thì bạn phải tốn rất nhiều chi phí kéo điện nước, xây dựng hạ tầng.

Do đó, khi kiểm tra khu vực đất làm Glamping thì bạn phải nghiên cứu cả vấn đề điện nước tới khu Glamping của bạn.

An ninh

Điều rất quan trọng khi chọn khu làm Glamping là an ninh phải tuyệt đối an toàn, vì bạn muốn sử dụng toàn bộ view và không gian mở nên không thể làm tường che chắn bảo vệ khu lưu trú được.

Nên cần kiểm tra kỹ an ninh trước khi quyết định chọn nơi đó kinh doanh mô hình Glamping.

Thủ tục kinh doanh

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về mô hình lưu trú cắm trại. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký hình thức kinh doanh hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Với mô hình nhỏ thì nên đăng ký hộ gia đình, thủ tục đơn giản và thuế thấp hơn.

BƯỚC 2: Tìm vị trí kinh doanh Glamping hoàn hảo

Như có giải thích ở trên để làm mô hình Glamping thành công thì rất cần chọn vị trí kinh doanh phù hợp, hoàn hảo, nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, không gian thoáng đãng… sau đây là các bí quyết chọn vị trí kinh doanh Glamping bạn cần chú ý.

Yên tĩnh: người đi cắm trại glamping thường tìm đến chỗ thiên nhiên vắng vẻ, yên tĩnh, do đó bạn cần phải chọn chỗ đáp ứng được yêu cầu này.

View đẹp: trên bãi biển, hướng núi, rừng thông, sông, thảo nguyên… đều là những chỗ tuyệt vời để làm Glamping. Đặc biệt nếu có gần các điểm du lịch, cung trekking đi bộ đường dài, cung đạp xe… để làm các hoạt động cho khách ở Glamping càng tốt.

Nếu bạn làm ở thành phố ít khách du lịch mà tập trung chủ yếu khách tại địa phương thì nên chọn chỗ view đẹp mà gần trung tâm.

Đất đủ rộng: đã làm glamping là khu đất phải rộng, các vị trí các lều cách ít nhất 1m để đảm bảo tính riêng tư. Ngoài ra bạn còn phải để đất làm khu sinh hoạt chung các hoạt động giao lưu, đốt lửa trại, khu trang trí sống ảo, nhà hàng/quán cafe.

Phương tiện đi lại: nên chọn khu glamping dễ đi tới, có phương tiện công cộng đi qua, hay xe ô tô và xe máy có thể đi vào. Nếu đường đi xấu thì sẽ là cản trở rất lớn để khách tới.

BƯỚC 3: Chọn loại lều Glamping phù hợp

Có rất nhiều loại lều Glamping tùy theo mức đầu tư, khung cảnh thiên nhiên, khí hậu mà bạn chọn loại lều cho phù hợp. Dưới đây là các loại lều glamping và giá để bạn cân nhắc kế hoạch vốn đầu tư.

- Bell tent: loại lều tròn hình như cái chuông nên được gọi là bell tent. Đường kính của lều thường từ 4-6m. Đây là loại lều phổ biến nhất, giá rẻ nhất trong các loại lều Glamping và ở Việt Nam có thể mua rất đơn giản. Phù hợp nhiều loại địa hình. Giá lều đường kính 4m giá khoảng 6-13 triệu/cái.

- Dome: loại lều có hình cầu rất lớn, giá mắc hơn bell tent. Dome rất phù hợp với mô hình glamping ở khu vực núi đồi. Dome còn có loại nhìn xuyên suốt, kích thước của dome lớn có thể chứa cả phòng tắm bên trong tùy kích cỡ bạn mua hợp với kiểu glamping cao cấp.

- Safari tent: dạng lều thường thấy ở các safari ở Châu Phi. Dạng lều như một bungalow rất đẹp và tiện nghi.

- Lều bong bóng (bubble hotel): dạng lều này rất được ưa chuộng ở Bali và Thổ Nhĩ Kỳ, thường xuyên kín phòng, bạn nên đầu tư thêm dạng này nữa. Giá lều từ 14 triệu-25 triệu/cái tùy theo kích thước bạn chọn. Đầu tư loại lều này hoàn toàn xứng đáng vì giá bán phòng được cao, bạn có thể bán giá từ 1,5-2 triệu/đêm.

- Lều Teepe: hình tam giác giống kiểu lều của người da đỏ, thường bằng vải canvas. Ở Việt Nam chưa nhiều chỗ có lều teepe, hoặc có đa phần để trang trí khu cắm trại thôi.

- Yurt: thường thấy ở các nước Trung Đông, Mông Cổ, Nội Mông, lều của người dân du mục. Yurt thì khó mua, hiện chưa thấy chỗ nào ở Việt Nam làm mô hình lều Yurt.

Trong các loại trên thì bell tent, dome và safari tent là lều thường được được chọn ở Việt Nam.

Nên chọn làm loại lều nào?

  • Nếu mới bắt đầu, chi phí thấp thì nên chọn Bell tent, dễ mua, giá rẻ.
  • Nếu có vốn cao, muốn bán phòng giá cao nên chọn loại dome, bubble và safari tent.

    Tham khảo những dự án glamping đã có ở Việt Nam

  • Loại bell tent: Lalaland (Vĩnh Hy, Ninh Thuận), Twin Beans Farm (Lạc Dương, Lâm Đồng), Happy Ride Glamping (Mũi Né), Tanyoli (Ninh Thuận)…
  • Safari Tent: Lak Tented Camp (hồ Lak, Đak Lak).
  • Bubble tent: Zen Valley Đà Lạt.

BƯỚC 4: Nguồn doanh thu (revenue stream) của mô hình Glamping

Tùy vào khu vực Glamping định làm mà bạn lựa chọn kiểu kinh doanh với nguồn doanh thu khác nhau.

Ở thành phố du lịch: nơi có lượng khách du lịch nhiều thì nên làm như sau:

  • Doanh thu từ khách lưu trú: nên làm nhiều lều từ 5 trở lên.
  • Doanh thu từ nhà hàng cafe ăn uống sống ảo.
  • Dịch vụ du lịch, tour trải nghiệm.
  • Tổ chức sự kiện: nếu có khu đất lớn đẹp để tổ chức event nhỏ.

→ Làm Glamping ở thành phố du lịch sẽ có nhiều doanh thu từ khách lưu trú, cafe nhà hàng, dịch vụ du lịch.

Ở thành phố không phát triển du lịch: nơi dựa chính vào nguồn khách trong tỉnh thì nên làm mô hình doanh thu sau:

  • Glamping lưu trú: dưới 5 lều
  • Kết hợp cafe ngắm cảnh sống ảo: doanh thu chính sẽ đến từ cafe.
  • Picnic gia đình.
  • Tổ chức sự kiện (ví dụ đám cưới, sinh nhật, ăn tối cặp đôi lãng mạn): nên nhấn mạnh vào nguồn khách này.

→ Làm ở thành phố ít khách du lịch nên tập trung vào các hoạt động cafe, picnic, chụp hình, sự kiện, phần lưu trú chỉ là phần nhỏ.

BƯỚC 5: Tính chi phí đầu tư mô hình homestay Glamping

Tùy theo khả năng nguồn vốn đầu tư mà bạn chọn cách làm và các vật liệu, tiện nghi sử dụng. Tạm chia Glamping có 4 loại chi phí để bạn dễ hình dung: hạ tầng, chi phí xây dựng, chi phí đầu tư ban đầu, và chi phí vận hành.

Hạ tầng:

  • Đường vào khu Glamping.
  • Bình hạ thế, kéo trụ điện hoặc dàn điện năng lượng mặt trời.
  • Khoan nước.
  • Đường dây điện nước, hệ thống nước.
  • Bồn chứa nước.
  • Phốt chứa chất thải.

Chi phí xây dựng phần thô:

  • Nếu bạn làm Glamping có cả phần nhà hàng kiêm quán cafe và khu vực lều thì có thể sẽ cần một số chi phí phần thô như sau.
  • Móng và nền: với đất mềm thì cần đổ trụ xi măng gắn với chân nối lớp nền bằng sắt chắc chắn tiếp thep là đóng gỗ lên sườn sắt đó. Với đất cứng rồi thì chỉ cần đóng 1 lớp nền bằng gỗ ván thôi. Chỉ cần chọn loại gỗ rẻ chịu được thời tiết ngoài trời.
  • Quán cafe, nhà hàng: nên làm dạng không gian mở, phía trước có view mở hoàn toàn 2 bên kính hoặc nửa tường nửa kính. Nếu làm ở bãi biển bạn cũng có thể chỉ cần làm mái và xung quanh mở. Tùy theo địa hình đất cứng hay mềm, hoặc cát và kinh phí mà chọn cách thiết kế cafe, nhà hàng phù hợp.
  • Toilet và phòng tắm: chung cho cả khu glamping hoặc riêng gắn với từng lều.

Chi phí đầu tư:

  • Đặt cọc thuê đất (nếu là đất thuê): từ 6 tháng, 1 năm có khi tới cả mấy chục năm tùy mục đích của bạn.
  • Mua lều: 6 triệu/cái loại lều bell tent đây là loại rẻ nhất nhưng không bền dưới 1 năm. Nên mua loại tốt hơn giá từ 12,5 triệu-20 triệu có độ bền ít nhất 3-4 năm.
  • Nội thất bên trong lều: tùy theo mức đầu tư nếu bạn muốn bán giá rẻ chỉ cần nệm, chăn ra gối nệm, quạt và 1 cái bàn/tủ đầu giường, đệm ngồi và bàn trước lều. Nếu dùng lều lớn cao cấp thì cần cả giường, tủ/kệ áo, bộ bàn ghế ngoài ban công trước lều.
  • Mái che chống nóng từng lều (tùy mức độ đầu tư không nhất thiết phải có.
  • Đồ điện tử: tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy điều hòa từng lều nếu làm mô hình cao cấp, bếp, loa, tủ nước,…
  • Bếp BBQ.
  • Bộ bàn ghế cho nhà hàng/quán cafe.
  • Quầy lễ tân.
  • Bếp nấu ăn và pha chế.
  • Đồ trang trí: đèn, cột, bảng hiệu, cây xanh…

Chi phí vận hành

  • Tiền thuê đất hàng tháng
  • Tiện nghi: bộ kit vệ sinh, giấy vệ sinh, nước tẩy
  • dọn dẹp…
  • Nhân viên
  • Tiền điện.
  • Tiền nước.

BƯỚC 6: Mua lều Glamping

Bạn sẽ biết được chỗ mua lều Glamping ở đâu, giá như thế nào, cách mua làm sao.

  • Bell tent: bạn có thể mua tại E-dulich, tại đây cung cấp lều 3,5-4,1 và 5,48m. Độ bền 3,4 m, chất lượng tốt.
  • Dome tent: mua từ Alibaba sau đó bạn yêu cầu vận chuyển tới 1 công ty trung gian chuyên ship hàng ở Việt Nam và trả thêm phí ship.
  • Safari tent: E-dulich có cung cấp loại lều cao cấp này đủ kích thước theo yêu cầu thương hiệu từ Hà Lan giá từ 82,5 triệu trở lên.
  • Bubble tent: mua ở Aliexpress. Có dịch vụ ship thẳng tới Việt Nam. Lưu ý khi ship đồ về qua tới hải quan số tiền trên 2 triệu sẽ bị tính thuế nhiều, do đó bạn cần làm việc với 1 đơn vị hỗ trợ chuyện này.

BƯỚC 7: Xây dựng khu cắm trại Glamping

Đây là tổng quan các bước xây dựng khu cắm trại Glamping từ A-Z.

  • Bước 1: tìm đơn vị thi công phần điện nước hạ tầng của khu Glamping nếu như chỗ Glamping nằm tách biệt không có chỗ kéo điện xung quanh.
  • Bước 2: Tìm đơn vị thiết kế bản vẽ và thi công phần thô của nền nơi đặt lều và quán cafe/ nhà hàng, toilet và phòng tắm.
  • Bước 3: Tiến hành thi công phần thô. Thời gian thông thường mất tầm 3 tuần tùy theo mức độ phức tạp của dự án.
  • Bước 4: Trong lúc đó bạn sẽ mua các đồ điện, lều, nội thất cần có của khu Glamping.
  • Bước 5: Trang trí khu Glamping hoàn chỉnh.

BƯỚC 8: Gợi ý trang trí khu Glamping đơn giản tiết kiệm mà đẹp

Ngoài được ngắm cảnh đẹp gần gũi với thiên nhiên thì sống ảo cũng là một trong những yếu tố khiến khách thích và dễ khiến khu Glamping của bạn được truyền miệng nhiều người biết tới. Sau đâu là những gợi ý trang trí decor khu Glamping đơn giản bạn có thể tự làm.

  • Bạn nên dùng app pinterest tạo board là Glamping và search từ khóa Glamping hoặc Glamping decor sau đó lưu các hình vào board đã tạo để lên ý tưởng trang trí.
  • Trang trí đơn giản nhất là xung quanh khu Glamping để các cột tầm 3m giăng đèn vàng bóng nhỏ hoặc vừa kết nối với giữa các lều và toàn khu vực Glamping.
  • Trải thảm thổ cẩm xuống nền (chỉ áp dụng với nền bằng gỗ, cỏ hoặc cát) bỏ bàn pallet và các ghế lười, nệm ngồi bệt…
  • Trang trí các chỗ sống ảo như cổng vào chụp hình với bảng khu glamping, xích đu, võng vintage, macrame,…
  • Tạo chỗ xem phim vào ban đêm.

Điều quan trọng nhất khi trang trí khu cắm trại Glamping:

  • Giữ toàn bộ cảnh thiên nhiên và không làm gì để che view.
  • Nên dùng các vật liệu trang trí xây dựng mộc đừng dùng xi măng cốt thép nhiều.
  • Không sử dụng màu quá lòe loẹt.
  • Nên có nhiều cây xanh xung quanh để tạo nhiều bóng râm tránh nóng cho lều và khu sinh hoạt chung.

BƯỚC 9: Gợi ý trang trí khu Glamping đơn giản tiết kiệm mà đẹp

Vận hành luôn là mảng đau đầu khi bạn mới bắt đầu làm đặc biệt với mô hình Glamping, sau đây là những gợi ý để bạn quản lý đơn giản hơn.

Vì mô hình cắm trại Glamping thường nằm ở các khu cách xa trung tâm và dân cư do đó thường bạn phải phục vụ toàn bộ phần ăn uống nên sẽ hơi phức tạp so với quản lý homestay thông thường.

Tuy nhiên toàn bộ công việc thì hoàn toàn tương tự như khi làm homestay. Bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm kinh doanh homestay để áp dụng vào cách vận hành Glamping.

Đặc biệt, bạn nên tạo nhiều hoạt động vui chơi, tương tác như: trekking, yoga, BBQ, lặn ngắm san hô, xem phim ban đêm… để khiến khách không bị chán khi ở nơi xa trung tâm và đồng thời cũng sẽ tăng doanh thu với một số hoạt động cộng thêm.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm marketing, vận hành, quản lý kinh doanh glamping, homestay thì nên học 1 khóa online để làm hiệu quả, hay có thể cho nhân viên học và làm.

Bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ setup homestay, thiết lập các kênh OTA, quy trình làm glamping chuyên nghiệp từ ban đầu để chuẩn hóa dịch vụ và tăng doanh thu.

BƯỚC 10: Gợi ý trang trí khu Glamping đơn giản tiết kiệm mà đẹp

Vì mô hình Glamping hết sức độc đáo, đẹp và gần gũi thiên nhiên nên một khi bạn làm thì chắc chắn sẽ nổi tiếng và không phải lo lắng về việc thiếu khách. Tuy nhiên, để nhiều người biết tới thì ban đầu bạn phải tập trung về các cách marketing như sau.

  • Hình ảnh quảng cáo: thuê thợ chụp hình chuyên chụp resort, khách sạn, nội thất và có người mẫu đẹp để chụp thật đẹp và khiến khu Glamping của bạn dễ viral (lan truyền nhiều người biết tới).
  • Group facebook du lịch: chia sẻ hình ảnh và kinh nghiệm du lịch đừng viết mang tính quảng cáo quá mà giống như là người đang chia sẻ trải nghiệm thì mới được admin duyệt bài. Đừng quên hashtag tên khu glamping của bạn.
  • Bài PR: một khi khu của bạn đẹp và được biết nhiều, các báo online sẽ tự động viết về bạn. Nhưng ban đầu bạn cần bỏ tiền chạy bài PR để bắt đầu được chú ý. Nên chọn kenh14, kenhhomestay, diadiemanuong… các kênh được giới trẻ ưa thích để đặt bài quảng cáo.
  • Mạng xã hội: Facebook (fanpage), Instagram, Youtube, Tiktok phải lên bài thường xuyên lúc nào cũng phải kèm hashtag để người dùng dễ tìm ra khu Glamping của bạn.

Nguồn: e-dulich.

Icon Phone
0937109088